090 268 9449 - 090 989 352135/21 C Trần Đình Xu, P. Cầu Kho, Q.1, TP.HCM

5 hiểu lầm thường gặp của người mới dùng hàng hiệu

September 25, 2018 by
Administrator

Hàng Việt Nam xuất khẩu là hàng hiệu xuất dư?

Hàng gắn mác hoặc được giới thiệu là Hàng Việt Nam xuất khẩu (VNXK) thực chất đến 99% là hàng nhái! Vì hàng xuất khẩu là hàng của các thương hiệu VN, còn hàng hiệu với thương hiệu quốc tế chỉ có gia công tại VN và theo hợp đồng gia công thì luôn được chính hãng quản lý rất chặt về nguyên liệu đầu vào bao nhiêu, ra bao nhiêu thành phẩm – lấy đâu ra dư mà bán? Nhất là bán với số lượng lớn, mua nhiêu cũng có? Nếu là hàng lấy cắp từ dây chuyền sản xuất – có thể có – thì cũng không thể bán đầy ngoài chợ như thế! Chỉ có thể là hàng nhái.

Hàng hiệu Mỹ sao Made in China hay Made in Vietnam?

Chỉ đơn giản là gia công ở nước nào thì“Made in” nước đó. Việc hàng Mỹ hay Pháp, Úc… nhưng Made in nước khác chỉ nhằm để giảm một phần nào đó chi phí sản xuất, nhân công đắt đỏ ở nước phát triển, nên hầu như các nhãn hiệu lớn đều nhờ đến nước thứ 3 gia công sản phẩm. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm đều phải đạt đúng yêu cầu và tiêu chuẩn của hãng quy định.


Trung Quốc là nơi tập trung nhiều nhà máy gia công nhất thế giới – thường được gọi là “công xưởng của thế giới” và kể cả ông lớn về công nghệ như Apple cũng được gia công tại đây. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mặt sau chiếc iPhone chính hãng đều có cụm từ “Assembled in China” hay tạm dịch là lắp ráp tại Trung Quốc.Nước nàycũng là nơi gia công phổ biến của các nhãn thời trang lớn như: Tommy & Hilfiger, Coach, Michael Kors,…

Hiện không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước khác trong đó có cả Việt Nam cũng tham gia gia công nhiều thương hiệu thời trang như túi Coach, Adidas, Nike… nên đừng lạ khi thấy có cả Made in Vietnam!

Hàng hiệu thì không bao giờ hư hỏng?

Khi nói về một món hàng hiệu xa xỉ, đắt đỏ trên thế giới thì người ta luôn nghĩ rằng mua được một cái thì sử dụng không bao giờ có chuyện hư hỏng với sản phẩm. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.


Chỉ có thể nói một cách chính xác là hàng hiệu chỉ có thể bền hơn, sử dụng lâu hơn nếu sử dụng cẩn thận, bảo quản đúng hướng dẫn. Nhiều loại túi hiệu nếu không sử dụng và để lâu trong tủ vẫn bị bong tróc da. Một số ví da, dây nịt của thị trường Châu Âu hoặc Mỹ khi dùng ở môi trường nóng ẩm như Việt nam cũng dễ bị bong, tróc như thường!

Check code bằng app trên điện thoại là biết ngay hàng thật giả?

Hầu hết khách hàng đều tin và đinh ninh rằng, khi mua hàng chính hãng đều có thể check-code bằng app trên điện thoại thông minh sẽ có thông tin sản phẩm và như vậy là hàng chính hãng. Điều đó vẫn đúng trong một số trường hợp nhưng không phải 100%. Bởi các app check mã vạch sản phẩm thông thường dựa vào dữ liệu sản phẩm có sẵn mà cụ thể là của một đơn vị bán hàng nào đó đang bán (ví dụ Amazon, Ebay…). Nên khi hết hàng hoặc không bán món đó, đương nhiên check code sẽ không ra.


5. Sử dụng hàng Replica hay Super Fake F1 cũng như hàng thật.

Nhiều khách hàng cho rằng F1 hay Rep (hay còn gọi là hàng siêu siêu nhái replica, nếu hàng chính hãng 100% thì hàng Rep đã đạt được độ giống từ 99,98% nên khó mà phân biệt được bằng mắt thường) cũng như hàng thật thì thôi mua chi cho tốn kém, mà khi dùng có ai nhận ra là thật hay giả đâu? Nhưng khách hàng ít ai để ý rằng khi chúng ta sử dụng món hàng hiệu cao cấp nhưng là hàng nhái thì sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh khi chúng ta có dịp đi du lịch ở các nước Châu Âu hay Nhật Bản. Vì ở các quốc gia đó việc tôn trọng sở hữu trí tuệ luôn đặt trên hàng đầu, vì thế họ vô cùng khắc khe với những trường hợp không chỉ mua bán mà cả sử dụng hàng nhái. Hải quan nhiều nước có thể chặn bạn lại, kiểm tra, tịch thu tiêu hủy và thậm chí phạt nếu phát hiện chúng ta mang một chiếc túi hàng nhái các nhãn hiệu nổi tiếng khi nhập cảnh.


Share this post
Tags